Bạn đang loay hoay tìm cách phân tích một tác phẩm văn học sao cho sâu sắc, mạch lạc? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách soạn bài “Viết bài văn phân tích một tác phẩm” trang 77, tập 2 KNTT. Cùng khám phá các bước phân tích, từ cách xác định ý chính đến diễn đạt ý tưởng, giúp bạn tự tin hơn khi viết văn nhé!
Viết bài văn phân tích một tác phẩm trang 77 tập 2 kết nối tri thức
Yêu cầu:
- Giới thiệu tác phẩm truyện (nhan đề, tác giả) và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
- Nêu ngắn gọn nội dung chính của tác phẩm.
- Nêu được chủ đề của tác phẩm
- Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm (như cốt truyệnnghệ thuật xây dựng nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,…), tập trung vào một số yếu tố nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm.
- Sử dụng các bằng chứng từ tác phẩm để làm sáng tỏ ý kiến nêu trong bài viết. Nêu được ý nghĩa, giá trị của tác phẩm truyện.
* Phân tích bài viết tham khảo
Bức tranh của em gái tôi – lời tự thú chân thành
- Giới thiệu ngắn gọn về tác giả, tác phẩm và nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
Giới thiệu ngắn gọn về tác giả và tác phẩm:
Tạ Duy Anh là nhà văn từng viết những tác phẩm đề cập tới nhiều vấn đề xã hội mang tính thời sự gai góc như Bước qua lời nguyền, Lão Khổ, Thiên thần sám hối…. Ông là cây bút dành cho thiếu nhi những truyện ngắn dễ thương
Bức tranh của em gái tôi là một bức tranh đẹp qua đó thấy được tuổi thơ đẹp đẽ.
- Nêu ngắn gọn nội dung chính và chủ đề của tác phẩm.
– Nội dung: Truyện kể về kiều Phương, em gái của “tôi”, Kiều Phương là một cô gái có tài hội họa thiên bẩm. Tài năng của em được phát hiện khi một họa sĩ là bạn của bố đến chơi. Biết em gái có năng khiếu “tối” cảm thấy ghen tị và mặc cảm, nhờ chú họa sĩ, giới thiệu, Kiều Phương tham dự cuộc thi vẽ tranh quốc tế và đoạt giải nhất với bức tranh em trai mình.
– Chủ đề của tác phẩm: Tài năng và tình yêu thương em gái dành cho anh trai mình.
- Dùng lí lẽ, bằng chứng để chỉ ra và phân tích tác dụng một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
Bức tranh thu hút người đọc trước hết bởi nghệ thuật xây dựng nhân vật. Hai nhân vật Kiều Phương và “tôi” hiện lên trong tương quan đối sánh, bổ sung, soi chiếu cho nhau để lại ấn tượng sâu sắc cho người đọc.
Khắc họa nhân vật qua lời nói, cử chỉ, hành động, em giống như một thiền thần nhỏ, hồn nhiên, trong trẻo, vô tư đa tình yêu thương ấm áp cho mọi người xung quanh với những con vật, đồ vật.
- Phân tích tác dụng của nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật “tôi”.
Tác dụng của nghệ thuật thể hiện tâm lí nhân vật “tôi” là người anh trai chú ý tới từng hành động nhỏ nhặt của em gái, từ việc thích thủ lục lọi đồ đạc trong nhà đến cách chế thuốc vẽ lạ đời. Sự tò mò ấy cũng là một kiểu quan tâm. Bước ngoặt tâm lí của người anh bắt đầu từ lúc tài năng hội họa của em được phát hiện.
- Khẳng định tâm huyết, tài năng của tác giả và ý nghĩa, giá trị cửa tác phẩm.
Để viết được một truyện như vậy, ngoài tình cảm yêu mến dành cho các bạn nhỏ, tác giả còn phải thực sự am hiểu tâm lí tuổi mới lớn – lứa tuổi đã bắt đầu bớt hồn nhiên bởi sự xuất hiện những rắc rối rất cần được giải quyết….
* Thực hành viết theo các bước:
- Trước khi viết
- Lựa chọn đề tài
Có thể tham khảo các đề tài:
– Những nét đặc sắc của truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê.
– Giá trị nội dung và nghệ thuật của đoạn trích Đi lấy mật, trích Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi.
- Tìm ý
Có thể tìm ý bằng cách đặt câu hỏi xoay quanh tác phẩm.
Nội dung của truyện là gì? Nội dung ấy được thể hiện như thế nào qua hệ thống nhân vật, sự kiện?
Chủ đề của truyện là gì?
Truyện có những đặc điểm nổi bật nào về hình thức nghệ thuật? Những đặc điểm ấy có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện nội dung?
Ý nghĩa của truyện là gì?
- Lập dàn ý
Từ các ý đã tìm được, sắp xếp thành dàn ý hợp lí.
– Mở bài: Giới thiệu ngắn gọn về tác phẩm(nhan đề, tác giả), nêu ý kiến khái quát về tác phẩm.
– Thân bài:
+ Nêu nội dung chính của tác phẩm.
+ Nêu chủ đề của tác phẩm.
+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm.
– Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của tác phẩm.
- Viết bài
– Dựa vào dàn ý, triển khai bài viết theo hệ thống luận điểm đã xây dựng. Xác định rõ mục đích viết bài văn phân tích tác phẩm truyện để không viết theo lối kể chuyện hay nêu cầm nghĩ về câu chuyện đã đọc.
– Mỗi luận điểm cần được làm sáng tỏ bằng các lí lẽ, bằng chứng. Khi phân tích, cần bám sát sự kiện, nhân vật, ngôi kể, ngôn ngữ,… Chú ý phân tích có diện, có điểm, lựa chọn được các yếu tố đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm để đi sâu khai thác.
Bài viết tham khảo
Khánh Hoài, một nhà văn với trái tim tràn đầy yêu thương dành cho trẻ em, đã gửi gắm thông điệp sâu sắc qua truyện ngắn “Cuộc chia tay của những con búp bê”. Từ câu chuyện cảm động về hai anh em Thành và Thủy, tác phẩm đã để lại trong lòng độc giả những bài học ý nghĩa về tình cảm gia đình và trách nhiệm của người lớn.
Truyện kể về một gia đình có hai anh em gắn bó là Thành và Thủy. Nhưng biến cố xảy ra khi bố mẹ ly hôn, buộc hai anh em phải chia xa. Tình huống chia đồ chơi mà người mẹ yêu cầu đã làm nổi bật tình cảm sâu sắc giữa hai đứa trẻ. Thủy run rẩy trước yêu cầu của mẹ, còn Thành thì đau đớn thầm nghĩ: “Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này”.
Cuộc chia tay không làm phai nhạt tình cảm của hai anh em. Thành nhường hầu hết đồ chơi cho Thủy, ngay cả hai con búp bê yêu quý là Em Nhỏ và Vệ Sĩ. Khi thời điểm chia tay đến, Thủy trao lại cho Thành cả hai con búp bê với lời nhắn: “Anh phải hứa không để chúng xa nhau”. Đó là ước nguyện của Thủy, mong muốn không phải rời xa anh trai mình.
Trong ngày cuối cùng ở trường, Thủy được cô giáo tặng một quyển sổ và bút mực, nhưng em từ chối vì biết mình không còn cơ hội tiếp tục học. Những chi tiết như vậy khắc họa rõ nét nỗi đau và sự mất mát trong cuộc chia tay này.
“Cuộc chia tay của những con búp bê” là lời nhắc nhở sâu sắc tới người lớn về trách nhiệm duy trì hạnh phúc gia đình, để con trẻ được sống trong tình yêu thương trọn vẹn. Câu chuyện khép lại, nhưng những giọt nước mắt và bài học đầy ý nghĩa vẫn đọng mãi trong lòng người đọc.
Chỉnh sửa bài viết
Với bài viết phân tích tác phẩm truyện, cần tập trung vào một số vấn đề sau: .
– Giới thiệu được tác giả, tác phẩm và nêu được ý kiến khái quát về tác phẩm Nếu chưa thì bổ sung.
– Nêu được nội dung chính và chủ đề của truyện. Nếu chưa nêu được hoặc nêu chưa rõ, chưa chính xác thì bổ sung, chỉnh sửa.
– Chỉ ra và phân tích được tác dụng của một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Nếu có yếu tố nghệ thuật cần được làm nổi bật hơn nữa thì tập trung phân tích sâu yếu tố đó để không rơi vào tình trạng phân tích dàn trải.
Xem thêm>>> Soạn văn 8: Xe đêm trang 71 tập 2 – Kết nối tri thức