Soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 101 – KNTT

Home » Lớp 6 » Ngữ văn 6 » Soạn văn 6 - KNTT » Soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 101 – KNTT

Soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 101 – Kết nối tri thức cung cấp những bài thực hành tiếng Việt phong phú, nhằm giúp học sinh rèn luyện kỹ năng ngôn ngữ một cách hiệu quả. Qua các bài tập thực hành, các em sẽ được củng cố kiến thức về từ vựng, ngữ pháp và cách sử dụng câu văn chính xác. Những bài học này không chỉ nâng cao khả năng ngôn ngữ mà còn khơi gợi niềm yêu thích học tập, giúp các em tự tin hơn trong việc sử dụng tiếng Việt.

Soạn văn 6 Thực hành tiếng Việt trang 92 trang 101

Câu 1 trang 101 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Từ nào trong ba trường hợp sau phản ánh hiện tượng đồng âm? Giải thích nghĩa của từ đó trong từng trường hợp.

  1. Lờ đờ bóng ngả trăng chênh

Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.

  1. Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc.
  2. Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng.

Hướng dẫn trả lời:

  1. “Lờ đờ bóng ngả trăng chênh”: bóng là hình ảnh của vật do phản chiếu mà có. 
  2.   “Bóng đã lăn ra khỏi đường biên dọc”: bóng là quả cầu rỗng bằng cao su, da hoặc nhựa, dễ nẩy, dùng làm đồ chơi thể thao. 
  3. “Mặt bàn được đánh véc-ni thật bóng”: bóng là nhẵn đến mức phản chiếu được ánh sáng gần như mựt gương. 

→ Như vậy từ “bóng” trong cả 3 câu đều có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau. Vì vậy “bóng” là từ đồng âm. 

Câu 2 trang 101 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Phân biệt nghĩa của các từ in đậm trong những câu sau. Theo em, đó có phải là hiện tượng đồng âm hay không? Vì sao?

1.Đường lên xứ Lạng bao xa?

Những cây mía ở đây chính là nguyên liệu để làm đường.

2. Đồng bên ni rộng, ngó bên tê đồng, mênh mông bát ngát.

Đứng bên tê đồng, ngó bên ni đồng, cũng bát ngát mênh mông.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Sđd, tr.185)

Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng.

Hướng dẫn trả lời:

a.

  • Từ “đường” trong câu:
  • “Đường lên xứ Lạng bao xa?” chỉ khoảng không gian phải vượt qua để đi từ một địa điểm này đến một địa điểm khác.
  • “Những cây mía óng ả này chính là nguyên liệu để làm đường”, từ “đường” ở đây chỉ chất kết tinh có vị ngọt, dùng trong thực phẩm.

b.

  • Từ “đồng” trong câu:
  • “Đứng bên ni đồng, ngó bên tê đồng mênh mông bát ngát” chỉ khoảng đất rộng và bằng phẳng, dùng để cày cấy, trồng trọt.
  • “Tôi mua cái bút này với giá hai mươi nghìn đồng”, từ “đồng” là đơn vị tiền tệ.

→ Như vậy, các từ in đậm “đường”, “đồng” có hình thức âm thanh giống nhau nhưng nghĩa khác nhau và không liên quan đến nhau. Vì vậy, chúng là các từ đồng âm.

Câu 3 trang 101 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Nghĩa của từ trái trong những trường hợp dưới đây có liên quan với nhau không? Vì sao?

  1. Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái.
  2. Bố vừa mua cho em một trái bóng.
  3. Cách một trái núi với ba quãng đồng.

Hướng dẫn trả lời:

 Nghĩa của từ “trái” trong các câu: 

  1. “Cây xoài trước sân nhà em có rất nhiều trái” → “trái” chỉ quả xoài. 
  2. “Bố vừa mua cho em một trái bóng” → “trái” chỉ quả bóng. 
  3. “Cách một trái núi với ba quãng đồng” → “trái” chỉ quả núi. 

 Trong cả 3 câu trên nghĩa của từ “trái” đều có liên quan đến nhau vì chúng đều biểu thị sự vật có dạng hình cầu. 

Câu 4 trang 101 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Xác định hiện tượng đồng âm và đa nghĩa trong các câu sau:

  1. Con cò có cái cổ cao.
  2. Cổ tay em trắng như ngà

Con mắt em liếc như là dao cau.

(Vũ Ngọc Phan, Tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, Sđd, tr.176)

  1. Phố cổ tạo nên vẻ đẹp riêng của Hà Nội.

Hướng dẫn trả lời:

Từ “cổ” trong câu a “Con cò có cái cổ cao” và câu b “Con quạ tìm cách uống nước trong một chiếc bình cao cổ” là từ đa nghĩa. 

Nghĩa của từ “cổ” trong cả hai trường hợp này có liên quan với nhau: 

Câu a. “cổ” chỉ một bộ phận của cơ thể, nối đầu với thân. 

Câu b. “cổ” là chỗ eo lại ở gần phần đầu của một số đồ vật, giống hình dạng cái cổ. 

Câu 5 trang 102 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Hãy giải thích nghĩa của từ nặng trong câu ca dao: “Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non.” Tìm thêm một số ví dụ có từ nặng được dùng với nghĩa khác.

Hướng dẫn trả lời:

Nghĩa của từ “nặng” trong câu ca dao “Tiếng hò xa vọng, nặng tình nước non” chỉ tình cảm gắn bó, sâu đậm hơn mức bình thường, không thể dứt bỏ được.

Một số ví dụ về từ “nặng” được dùng với nghĩa khác:

“Túi hoa quả này nặng quá!”: “nặng” chỉ trọng lượng lớn hơn mức bình thường hoặc lớn hơn so với trọng lượng của vật khác.

“Em rất buồn vì bà nội bị ốm nặng”: “nặng” chỉ mức độ cao hơn, trầm trọng hơn so với mức bình thường, có thể dẫn đến kết cục xấu.

→ Từ “nặng” trong các câu này đều chỉ mức độ cao hơn so với bình thường. Như vậy, nó là từ đa nghĩa.

Xem thêm>>> Soạn văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước trang 98 – KNTT

Tác giả:

Minh Anh là một giáo viên với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh, Bình Dương. Cô đã được trao tặng giải thưởng "Nhà giáo xuất sắc" và có chứng chỉ đào tạo về phương pháp giảng dạy hiện đại từ Đại học Stanford. Cô luôn đem đến những bài học thú vị và sâu sắc, giúp học sinh hiểu rõ và áp dụng tốt kiến thức vào thực tế.

Bài viết liên quan

Hình tròn là một trong những hình học cơ bản và phổ biến nhất trong toán học cũng như trong đời sống hàng ngày. Trong đó, đường kính hình tròn…

20/09/2024

Bạn đang gặp khó khăn trong cách chứng minh hai đường thẳng song song trong các bài toán hình học lớp 7 và lớp 11? Bài viết này sẽ cung…

20/09/2024

Lực hấp dẫn là một trong bốn lực cơ bản của vũ trụ, có ảnh hưởng to lớn đến cách chúng ta hiểu và tương tác với thế giới xung…

20/09/2024