Soạn văn 8: Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống trang 54 – KNTT

Home » Lớp 8 » Ngữ văn 8 » Soạn văn 8 - KNTT » Soạn văn 8: Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống trang 54 – KNTT

Bài tập “Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống” trang 54 lớp 8 – KNTT yêu cầu bạn đưa ra và bảo vệ quan điểm cá nhân về một vấn đề xã hội. Bài viết này sẽ giúp bạn phát triển khả năng lập luận và thuyết phục qua các ví dụ cụ thể, đồng thời hướng dẫn cách xây dựng một bài thảo luận mạch lạc, đầy đủ và thuyết phục.

Thảo luận ý kiến về một vấn đề đời sống trang 54 tập 2 kết nối tri thức

1. Trước khi thảo luận

– Xác định vấn đề.

Ví dụ:

+ hiện tượng bắt nạt (Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài, Bắt nạt của Nguyễn Thế Hoàng Linh,…);

+ tình trạng ô nhiễm môi trường (Chuyện con mèo dạy hải âu bay của Lu-i Xe-pun-ve-da);

+ vai trò của thế hệ trẻ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước (Đồng chí của Chính Hữu, Lá đỏ của Nguyễn Đình Thi, Những ngôi sao xa xôi của Lê Minh Khuê Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long,…).

– Chuẩn bị:

+ Đọc lại tác phẩm văn học được chọn và những tài liệu liên quan đến vấn đề xác định các ý và sắp xếp theo trình tự hợp lí; ghi lại những câu hay có ý nghĩa để trích dẫn chuẩn bị các phương tiện hỗ trợ…

+ Thể hiện ý kiến quan điểm riêng về vấn đề thảo luận. Trong trường hợp người phát biểu trước có ý kiến trùng với những gì em đã chuẩn bị thì cần tránh lặp lạiđể đảm bảo cho nội dung thảo luận được phong phú và tiến trình thảo luận diễn ra thông suốt.

2. Thảo luận

Bài tham khảo

Khi đọc câu chuyện Dế Mèn phiêu lưu ký, tôi nhận thấy một hiện tượng vẫn đang tồn tại và gây nhức nhối trong xã hội hiện đại, đặc biệt là trong môi trường học đường – đó chính là vấn nạn bắt nạt.

Bắt nạt là hành động của một người hoặc nhóm người lợi dụng sức mạnh, quyền lực hoặc vị trí của mình để làm tổn thương thể xác và tinh thần người khác. Hành vi này khiến nạn nhân cảm thấy đau đớn, mệt mỏi và vô cùng bất lực. Bị bắt nạt không chỉ ảnh hưởng trong thời điểm đó mà còn để lại những vết thương tinh thần kéo dài đến tương lai.

Hiện tượng bắt nạt không phải là điều xa lạ mà lại trở thành một vấn đề nhức nhối trong xã hội ngày nay. Đặc biệt, với sự phát triển của mạng xã hội, bạo lực mạng đã trở thành một mối lo ngại. Những hành vi như chê bai, chế giễu ngoại hình hoặc hình ảnh của người khác, tẩy chay và làm người đó cảm thấy cô lập, hay thậm chí là xúc phạm về thể xác, đều là những hành động của bắt nạt hiện đại.

Bắt nạt dưới bất kỳ hình thức nào đều gây tổn thương nghiêm trọng cho nạn nhân, từ tinh thần đến thể xác. Nó không chỉ khiến người bị bắt nạt cảm thấy buồn bã, đau khổ mà còn có thể dẫn đến các hành vi tiêu cực như tự cô lập mình, tránh tiếp xúc với người khác, thậm chí là tự làm hại bản thân. Những ảnh hưởng này không dễ dàng phai mờ theo thời gian. Nhiều bạn học sinh bị bắt nạt khi còn nhỏ, nhưng khi trưởng thành, họ vẫn không thể thoát khỏi cảm giác tự ti, lo sợ khi giao tiếp với người khác. Tuy nhiên, bắt nạt không chỉ gây tổn hại cho nạn nhân, mà còn làm tổn thương chính những kẻ bắt nạt. Họ sẽ bị cộng đồng, thầy cô và người lớn nhìn nhận như những người xấu, dễ bị cô lập và nhận các hình phạt. Những hành vi này có thể ảnh hưởng đến tương lai của họ.

Vì vậy, cần có biện pháp ngừng bắt nạt ngay từ khi còn là trẻ em, qua việc tuyên truyền và giáo dục trong sách vở, phim hoạt hình, âm nhạc và các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, sự hợp tác chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường là rất quan trọng để kịp thời phát hiện và xử lý các hành vi bắt nạt. Cần có các hình thức xử phạt thích hợp để ngăn chặn những hành vi này tái diễn. Mọi người đều có trách nhiệm trong việc chung tay loại bỏ hiện tượng bắt nạt trong xã hội.

Là một học sinh may mắn được sống trong một môi trường lành mạnh và hòa bình, tôi mong rằng hiện tượng bắt nạt sẽ sớm được đẩy lùi, để xã hội chúng ta ngày càng văn minh và nhân văn hơn.

3. Đánh giá

Có thể dựa vào những gợi ý trong bảng sau để đánh giá cuộc thảo luận:

Xem thêm>>> Soạn văn 8: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do tập 2 – KNTT

Tác giả:

Minh Anh là một giáo viên với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh, Bình Dương. Cô đã được trao tặng giải thưởng "Nhà giáo xuất sắc" và có chứng chỉ đào tạo về phương pháp giảng dạy hiện đại từ Đại học Stanford. Cô luôn đem đến những bài học thú vị và sâu sắc, giúp học sinh hiểu rõ và áp dụng tốt kiến thức vào thực tế.

Bài viết liên quan

Bạn đang loay hoay tìm cách phân tích một tác phẩm văn học sao cho sâu sắc, mạch lạc? Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cách soạn bài…

05/12/2024

Văn lớp 7 Bản đồ dẫn đường – KNTT tập 2 sẽ giúp các em học sinh nắm bắt nội dung bài học một cách chi tiết và dễ dàng….

05/12/2024

Bạn đang tìm kiếm lời giải dễ hiểu và chính xác cho bài Xe đêm trang 71 tập 2 – Kết nối tri thức? Bài viết dưới đây sẽ cung…

04/12/2024