Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với nhiều vấn đề từ cá nhân đến xã hội. Việc thảo luận về một vấn đề trong đời sống không chỉ giúp nâng cao nhận thức mà còn mở ra các giải pháp thiết thực. Những cuộc thảo luận này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quan điểm khác nhau và cùng nhau tìm kiếm cách giải quyết hiệu quả. Cùng khám phá một số vấn đề phổ biến và cách thảo luận để cải thiện cuộc sống trong bài viết dưới đây.
Thảo luận về một vấn đề trong đời sống trang 109 tập 2 kết nối tri thức
1. Trước khi thảo luận
– Chọn thời điểm thích hợp để trao đổi về việc xác định vấn đề thảo luận: trước ngày diễn ra tiết thảo luận này
– Chọn vấn đề thảo luận.
– Khi đã thống nhất được vấn đề thảo luận, từng cá nhân cần suy nghĩ nghiêm túc và vấn đề và phác thảo ý kiến sẽ phát biểu xuất phát từ trải nghiệm riêng và từ việc quan các “mô hình” tích cực hoặc tiêu cực trong đời sống quanh mình. Có thể chuẩn bị : một số tư liệu minh hoạ (truyện kể, tranh ảnh, đoạn phim,…) để sử dụng khi cần thiết
– Để có được ý kiến hay, em có thể tìm đọc thêm các tài liệu viết về những người thành đạt biết thu xếp việc nhà và xây dựng được nề nếp sinh hoạt cá nhân hợp lí.
– Xác lập được một góc nhìn riêng khiến nhiều ý tưởng mới về vấn đề liên tục nảy sinh.
2. Thảo luận
Dàn ý: thói quen xấu và thói quen tốt
- Mở đầu
– Giới thiệu và dẫn dắt vào vấn đề cần nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt.
- Triển khai
- Giải thích
– Thói quen xấu: những hành động, việc làm không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thể chất, tinh thần của con người. Thói quen xấu lâu dần ảnh hưởng đến tính cách, khiến người có nhiều thói quen xấu ngày càng phát triển theo hướng tiêu cực.
– Thói quen tốt: những hành động, việc làm mang tính tích cực đến sức khỏe, lối sống, tri thức của con người. Mỗi người cần rèn luyện cho bản thân những thói quen tốt dù là nhỏ nhất để giúp bản thân mình phát triển theo hướng tích cực hơn.
→ Mỗi con người cần rèn luyện cho bản thân mình những thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu ra khỏi cuộc sống, xã hội.
- Phân tích
– Biểu hiện và ý nghĩa của thói quen tốt:
+ Biểu hiện của thói quen tốt: ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc, sống ngăn nắp, gọn gàng, sống và làm việc theo thời gian biểu, sắp xếp công việc của mình một cách hợp lí.
+ Ý nghĩa của thói quen tốt: người sống với những thói quen tốt sẽ hình thành tính kỉ luật, sự ngăn nắp, cuộc sống luôn sạch đẹp, hạn chế được những mệt mỏi, lo toan.
– Biểu hiện và tác hại của thói quen xấu:
+ Biểu hiện của thói quen xấu: ăn uống linh tinh, ngủ không đủ giấc, đồ đạc bừa bãi, vứt đồ tuy tiện, sống và làm việc theo cảm hứng, không có sự sắp xếp cuộc sống, uống rượu, hút thuốc,…
+ Tác hại của thói quen xấu: thói quen xấu ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người, bên cạnh đó, nó làm hình ảnh của ta xấu dần đi trong mắt người khác, lâu dần dẫn đến sa sút bản thân,…
- Liên hệ bản thân
– Để rèn luyện được thói quen tốt và bài trừ những thói quen xấu, trước hết mỗi người cần lên cho bản thân mình một thời gian biểu hợp lí, rèn luyện cho bản thân mình những lối sống lành mạnh, tích cực, cố gắng, trau dồi, phát triển bản thân mình theo chiều hướng tích cực.
- Kết thúc:
Khái quát lại vấn đề nghị luận: thói quen xấu và thói quen tốt; đồng thời liên hệ, rút ra bài học cho bản thân.
Bài phát biểu tham khảo
Để trở thành một người có nhân cách tốt và thành công trong cuộc sống, chúng ta cần nhận thức rằng thói quen đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành con người. Việc hình thành thói quen tốt và loại bỏ thói quen xấu là bước đi thiết yếu để phát triển bản thân theo hướng tích cực. Điều này đặc biệt quan trọng đối với học sinh ngày nay, khi mà môi trường học tập vừa đầy thách thức lại vừa có nhiều cơ hội.
Thói quen là một phần không thể thiếu trong cuộc sống mỗi người, phản ánh tính cách, văn hóa và hoàn cảnh của từng cá nhân. Thói quen có thể được phân chia thành hai loại chính: thói quen tốt và thói quen xấu. Thói quen tốt đem lại rất nhiều lợi ích, nhưng việc hình thành chúng lại khó khăn hơn so với thói quen xấu. Để phát triển thói quen tốt, chúng ta cần hiểu rõ được lợi ích của chúng và tác hại của thói quen xấu. Điều này sẽ giúp ta có hướng đi đúng đắn trong việc rèn luyện bản thân.
Ngày nay, nhiều học sinh đã nhận thức được tầm quan trọng của thói quen tốt và đang thể hiện những thái độ tích cực. Họ tự xây dựng mình dựa trên các giá trị đạo đức của xã hội, tuân thủ các nguyên tắc ứng xử, tôn trọng thầy cô, chú trọng vào việc học và luôn giúp đỡ bạn bè. Những thói quen này cần được duy trì và phát huy để học sinh ngày càng hoàn thiện bản thân.
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ tích cực này, vẫn còn tồn tại nhiều học sinh có những thói quen xấu ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình học tập và đạo đức. Những thói quen này bao gồm sử dụng ngôn ngữ thiếu văn hóa, thiếu lễ phép với thầy cô, gian lận trong thi cử và không nghiêm túc trong việc học.
Thói quen xấu thường bắt đầu một cách nhẹ nhàng, nhưng nếu không nhận thức và thay đổi kịp thời, chúng sẽ trở thành một phần khó thay đổi trong cuộc sống của mỗi người, dẫn đến hành vi tiêu cực. Những người này có thể vi phạm pháp luật và đối mặt với hậu quả nặng nề mà chính những thói quen xấu của họ gây ra.
Trong cuộc sống, chúng ta luôn phải đối mặt với sự lựa chọn giữa cái tốt và cái xấu. Học sinh có thể chọn lựa rèn luyện thói quen tốt và phát huy những phẩm chất tích cực của mình để xây dựng một cuộc sống có ích. Ngược lại, những học sinh có thói quen xấu cần nhận thức được vấn đề và nhanh chóng sửa đổi để không trở thành người gây hại cho xã hội.
Trong tương lai, sự giáo dục và động viên từ thầy cô, gia đình sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành và duy trì thói quen tốt cho học sinh. Bằng cách tạo ra một môi trường phù hợp và là tấm gương tích cực, chúng ta có thể giúp học sinh xây dựng những thói quen tốt, góp phần vào sự phát triển của bản thân và xây dựng một xã hội văn minh, đất nước mạnh mẽ. Như câu nói “gieo nhân nào, gặp quả nấy,” với sự nỗ lực và hướng dẫn đúng đắn, học sinh sẽ thay đổi và phát triển theo hướng tích cực.
Xem thêm>>> Soạn văn 8: Viết văn bản kiến nghị về một vấn đề của đời sống trang 105 tập 2 – KNTT