Soạn văn 8 Chùm truyện cười dân gian Việt Nam trang 108 – KNTT

Home » Lớp 8 » Ngữ văn 8 » Soạn văn 8 - KNTT » Soạn văn 8 Chùm truyện cười dân gian Việt Nam trang 108 – KNTT

Khám phá vẻ đẹp của văn hóa dân gian Việt Nam qua “Chùm truyện cười dân gian Việt Nam trang 108” trong sách giáo khoa Ngữ Văn 8. Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu những câu chuyện cười hóm hỉnh, sâu sắc, phản ánh trí tuệ và tinh thần hài hước độc đáo của người Việt. Những mẩu truyện ngắn này không chỉ giúp bạn hiểu hơn về phong tục tập quán mà còn là dịp để phát triển kỹ năng đọc hiểu và phân tích văn học.

Soạn văn 8 Chùm truyện cười dân gian Việt Nam trang 108

Câu 1 trang 108 ngữ văn 8 kết nối tri thức

Các truyện Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau phê phán những tính xấu nào của con người?

Hướng dẫn trả lời:

  • Truyện Lợn cưới, áo mới: phê phán những kẻ có thói hay khoe khoang khiến mình trở nên lố bịch trong mắt người khác.
  • Truyện Treo biển: phê phán những người không có chính kiến, không biết phân biệt và suy xét kỹ càng mỗi khi được người khác góp ý.
  • Truyện Nói dóc gặp nhau: phê phán những kẻ ăn nói ba hoa, khoác lác.

Câu 2 trang 108 ngữ văn 8 kết nối tri thức

Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới có gì đặc biệt? Trong tình huống đó, cách hỏi và trả lời thông thường sẽ như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

  • Cuộc đối thoại của hai nhân vật trong câu chuyện bất hợp lý. Người hỏi cố ý khoe con lợn cưới, người trả lời khoe về chiếc áo mới.
  • Trong tình huống đó, người hỏi cần mô tả rõ về con lợn, to hay nhỏ, béo hay gầy, màu lông,.. còn người trả lời chỉ cần nói có hoặc không.

Câu 3 trang 108 ngữ văn 8 kết nối tri thức

Tính cách anh chàng có áo mới trong truyện Lợn cưới, áo mới được thể hiện qua những chi tiết nào?

Hướng dẫn trả lời:

Tính cách anh chàng có áo mới thể hiện qua chi tiết:

  • Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng mong có ai đi qua thì khen, nhưng từ sáng đến chiều không thấy ai ngó đến.
  • Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

Câu 4 trang 108 ngữ văn 8 kết nối tri thức

Nhà hàng bán cá trong truyện Treo biển đã hành động như thế nào trước những lời nhận xét của mọi người? Nếu là chủ nhà hàng thì em sẽ làm gì trước những lời nhận xét đó?

Hướng dẫn trả lời:

Người bán cá trong truyện Treo biển đã thay đổi liên tục theo những lời nhận xét của mọi người:

  •  Khi nghe nói “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà giờ lại phải để biển là cá tươi”, nhà hàng bỏ ngay chữ tươi đi.
  • Khi nghe nói “Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải để là “ở đây”, nhà hàng bỏ ngay chữ ở đây đi.
  • Khi nghe nói “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải để là có bán”, nhà hàng bỏ chữ có bán đi.
  • Khi nghe nói “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”, nhà hàng liền cất biển đi.
  • Nếu là chủ nhà hàng em sẽ xem xét lời góp ý của mọi người, nếu hợp lý sẽ sửa, nếu không hợp lý sẽ có chính kiến riêng của mình.

Câu 5 trang 108 ngữ văn 8 kết nối tri thức

Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần có tác dụng gì?

Hướng dẫn trả lời:

Ở truyện Treo biển, sự lặp lại tình huống bị chê – gỡ biển nhiều lần nhằm phê phán những người không có chính kiến của bản thân, chỉ biết làm theo những lời góp ý mà không biết phân biệt đúng sai.

Câu 6 trang 108 ngữ văn 8 kết nối tri thức

Có điều gì khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau?

Hướng dẫn trả lời:

Sự khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau:

  • Lời nói của anh đầu tiên thể hiện tính cách nói khoác lác, ba hoa.
  • Lời nói của anh thứ hai tuy khoác lác nhưng ngụ ý nhằm chê bai, phê phán thói nói dóc của anh thứ nhất.

Câu 7 trang 108 ngữ văn 8 kết nối tri thức

Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết nào tạo ra sự bất ngờ cho truyện?

Hướng dẫn trả lời:

Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện:

Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?

Câu 8 trang 108 ngữ văn 8 kết nối tri thức

Đối với thói hư tật xấu của con người, truyện cười có thể đả kích, lên án hay bông đùa, giễu cợt nhẹ nhàng, giáo dục kín đáo. Em có nhận xét gì về sắc thái của tiếng cười trong mỗi câu chuyện ở bài học này?

Hướng dẫn trả lời:

Ba truyện cười đều mang sắc thái trào phúng, châm biếm nhằm phê phán những thói hư tật xấu của con người trong xã hội.

Tác giả:

Minh Anh là một giáo viên với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh, Bình Dương. Cô đã được trao tặng giải thưởng "Nhà giáo xuất sắc" và có chứng chỉ đào tạo về phương pháp giảng dạy hiện đại từ Đại học Stanford. Cô luôn đem đến những bài học thú vị và sâu sắc, giúp học sinh hiểu rõ và áp dụng tốt kiến thức vào thực tế.

Bài viết liên quan

Trong văn học và nghệ thuật ngôn từ, điệp ngữ là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng phổ biến nhằm nhấn mạnh ý nghĩa, gây ấn tượng và…

19/09/2024

Câu nghi vấn là một trong những loại câu quan trọng trong ngữ pháp tiếng Việt, giúp người nói yêu cầu thông tin hoặc xác nhận thông tin từ người…

19/09/2024

Phép trừ là một trong những phép toán cơ bản mà học sinh lớp 2 cần nắm vững. Để giúp các em hiểu rõ hơn về khái niệm số bị…

19/09/2024