Soạn văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước trang 98 – KNTT

Home » Lớp 6 » Ngữ văn 6 » Soạn văn 6 - KNTT » Soạn văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước trang 98 – KNTT

Trang 98 của sách giáo khoa Ngữ văn 6 – Kết nối tri thức giới thiệu chùm ca dao về quê hương đất nước, giúp học sinh khám phá và cảm nhận vẻ đẹp của các miền quê Việt Nam qua những vần thơ dân gian. Bài học không chỉ rèn luyện kỹ năng đọc hiểu mà còn khơi gợi tình yêu và niềm tự hào về quê hương đất nước. Hãy cùng tìm hiểu và phân tích những bài ca dao đặc sắc để hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc.

Soạn văn 6 Chùm ca dao về quê hương đất nước trang 98

Câu 1 trang 100 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Đọc các bài ca dao 1, 2 và cho biết: Mỗi bài ca dao có mấy dòng? Cách phân bố số tiếng trong các dòng cho thấy đặc điểm gì của thơ lục bát?

Hướng dẫn trả lời:

– Ở 2 bài ca dao 1 và 2: Mỗi bài có 4 dòng và chia thành 2 cặp lục bát, dòng trên có 6 tiếng, dòng dưới có 8 tiếng. 

Câu 2 trang 100 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Đối chiếu với những điều được nêu trong mục Tri thức đọc hiểu ở đầu bài học, hãy xác định cách gieo vần, ngắt nhịp và phối hợp thanh điệu trong các bài ca dao 1 và 2.

Hướng dẫn trả lời:

Về vần: 

  • Tiếng cuối của dòng 6 tiếng ở trên vần với tiếng thứ sáu của dòng tám tiếng ở dưới. 
  • Tiếng cuối của dòng tám tiếng lại vần với tiếng cuối của dòng sáu tiếng tiếp theo. 

Ví dụ: 

(1) đà – gà, xương – sương – gương. 

(2) xa – ba, đồng – trông – sông. 

Về nhịp: cả 2 bài ca dao đều ngắt theo nhịp chẵn: 2/2/2, 2/4, 4/4. 

Về thanh điệu: tiếng thứ sáu của dòng sáu là thanh bằng. Tiếng thứ sáu và thứ tám của dòng tám cũng phải là thanh bằng nhưng nếu tiếng thứ sáu là thanh huyền thì tiếng thứ tám là thanh ngang và ngược lại. Tiếng thứ tư của dòng sáu và dòng tám đều phải là thanh trắc. 

Ví dụ:

Đường lên xứ Lạng bao xa
B B T T B B
Cách một trái núi với ba quãng đồng
T T T T T B T B
Ai ơi, đứng lại trông
B B T T B B
Kìa núi thành Lạng kìa sông Tam Cờ
B T B T B B B B

Câu 3 trang 100 ngữ văn 6 kết nối tri thức

So với hai bài ca dao đầu, bài ca dao 3 là bài lục bát biến thể. Hãy chỉ ra tính chất biến thể của thể thơ lục bát trong bài ca dao này trên các phương diện: số tiếng trong mỗi dòng, cách gieo vần, cách phối hợp thanh điệu,…

Hướng dẫn trả lời:

Trong bài ca dao 3, tính chất biến thể được thể hiện ở hai dòng đầu:

  • “Đò từ Đông Ba, đò qua Đập Đá,
  • Đò về Vĩ Dạ, thẳng ngã ba Sinh.”

Về số tiếng: Cả hai dòng đều có tám tiếng thay vì một dòng sáu tiếng và một dòng tám tiếng như trong thể thơ lục bát thông thường.

Về thanh điệu: Tiếng thứ tám của dòng đầu tiên (đá) và tiếng thứ sáu của dòng thứ hai (ngã) là thanh trắc, không theo quy luật thanh bằng của thơ lục bát truyền thống.

Câu 4 trang 100 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Trong cụm từ mặt gương Tây Hồ, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Hãy phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó.

Hướng dẫn trả lời:

  • Trong cụm từ “mặt gương Tây Hồ”, tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ.
  • Tác dụng: Biện pháp này diễn tả vẻ đẹp thơ mộng, mờ ảo của Hồ Tây vào buổi sáng sớm.

Xem thêm>>> Soạn văn 6 Thực hành đọc Lắc-ki thực sự may mắn trang 91 – KNTT

Câu 5 trang 100 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Nêu cảm nhận của em về tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: Ai ơi, đứng lại mà trông. Hãy liệt kê một số câu ca dao có sử dụng từ ai hoặc có lời nhắn Ai ơi… mà em biết.

Hướng dẫn trả lời:

  • Tình cảm tác giả dân gian gửi gắm trong lời nhắn gửi: “Ai ơi, đứng lại mà trông”: Đó là tình cảm yêu mến thiết tha, tự hào về vẻ đẹp của xứ Lạng. 
  • Một số câu ca dao có sử dụng từ “Ai” hoặc có lời nhắn “Ai ơi…” – đây là một mô-típ quen thuộc trong ca dao: 

Ai về Bình Định mà coi

Đàn bà cũng biết múa roi, đi quyền.

 Ai ơi giữ chí cho bền

Du ai xoay hướng đổi nền mặc ai.

 Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần.

Câu 6 trang 100 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Bài ca dao 3 đã sử dụng những từ ngữ, hình ảnh nào để miêu tả thiên nhiên xứ Huế? Những từ ngữ, hình ảnh đó giúp em hình dung như thế nào về cảnh sông nước nơi đây?

Hướng dẫn trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh miêu tả thiên nhiên xứ Huế:

Liệt kê các địa danh nổi tiếng của xứ Huế: Đông Ba, Đập Đá, Vĩ Dạ, ngã ba Sình.

  • Từ láy “lờ đờ”.
  • Hình ảnh “bóng ngả trăng chênh”, “tiếng hò xa vọng”, …

Tác dụng: Giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp thơ mộng nhưng trầm buồn của xứ Huế. Huế đẹp với sông nước mênh mang, những điệu hò mái nhì, mái đẩy thiết tha, lay động lòng người.

Câu 7 trang 100 ngữ văn 6 kết nối tri thức

Các bài ca dao trữ tình thường bộc lộ trực tiếp tình cảm, cảm xúc của con người. Qua chùm ca dao trên, em cảm nhận được gì về tình cảm của tác giả dân gian đối với quê hương đất nước?

Hướng dẫn trả lời:

Hình ảnh các miền quê hiện lên trong các bài ca dao rất phong phú:

Vẻ đẹp thơ mộng, tưởng như mơ màng, lặng lẽ nhưng ẩn chứa sức sống bền bỉ, mãnh liệt của Hồ Tây.

Con đường lên xứ Lạng với cảnh sắc sơn thủy hữu tình.

Con đò trên sông Hương và những miền quê xứ Huế êm đềm, …

Dù viết về những miền quê khác nhau như Hà Nội, Lạng Sơn, Huế, và miêu tả những phong cảnh đặc sắc của mỗi miền, chùm ca dao đã thể hiện tình yêu thiết tha, sâu nặng đối với quê hương đất nước.

Tình yêu đó có khi lặng lẽ, kín đáo như trong bài 1, cũng có khi thốt lên thành lời thơ tha thiết: “ai ơi đứng lại mà trông” trong bài 2, hay “Tiếng hò xa vọng nặng tình nước non” trong bài 3.

Viết kết nối với đọc

Viết đoạn văn (khoảng 5 – 7 câu) nêu cảm nghĩ của em về một danh lam thắng cảnh của quê hương đất nước.

Hướng dẫn trả lời:

Vịnh Hạ Long, một kỳ quan thiên nhiên của thế giới, luôn để lại trong tôi những ấn tượng sâu đậm. Khi đặt chân đến đây, tôi không thể không ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hùng vĩ của những dãy núi đá vôi nhấp nhô trên làn nước xanh biếc. Mỗi hòn đảo, mỗi hang động đều mang trong mình một vẻ đẹp độc đáo và huyền bí, tạo nên bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ. Đi thuyền trên vịnh, tôi cảm nhận được sự thanh bình, tĩnh lặng của thiên nhiên, khiến tâm hồn như được gột rửa khỏi những lo toan của cuộc sống. Hạ Long không chỉ đẹp về cảnh sắc mà còn mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa, là niềm tự hào của mỗi người con đất Việt. Vịnh Hạ Long thực sự là một món quà vô giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho quê hương đất nước ta.

Tác giả:

Minh Anh là một giáo viên với 15 năm kinh nghiệm giảng dạy tại trường THCS Lương Thế Vinh, Bình Dương. Cô đã được trao tặng giải thưởng "Nhà giáo xuất sắc" và có chứng chỉ đào tạo về phương pháp giảng dạy hiện đại từ Đại học Stanford. Cô luôn đem đến những bài học thú vị và sâu sắc, giúp học sinh hiểu rõ và áp dụng tốt kiến thức vào thực tế.

Bài viết liên quan

Hình tròn là một trong những hình học cơ bản và phổ biến nhất trong toán học cũng như trong đời sống hàng ngày. Trong đó, đường kính hình tròn…

20/09/2024

Bạn đang gặp khó khăn trong cách chứng minh hai đường thẳng song song trong các bài toán hình học lớp 7 và lớp 11? Bài viết này sẽ cung…

20/09/2024

Lực hấp dẫn là một trong bốn lực cơ bản của vũ trụ, có ảnh hưởng to lớn đến cách chúng ta hiểu và tương tác với thế giới xung…

20/09/2024