Trình bày bài nói kể lại một truyền thuyết
Bài nói mẫu tham khảo:
Thay vì bắt đầu trực tiếp, bạn có thể mở đầu gián tiếp theo các cách sau:
- Trong chuyến đi: Trong một lần du lịch đến làng Gióng, tôi đã nghe cô chú hướng dẫn viên kể lại câu chuyện về Thánh Gióng, nơi xuất hiện vị anh hùng dân tộc.
- Khi làm bài tập: Lúc giáo viên yêu cầu viết một bài văn kể lại câu chuyện truyền thuyết yêu thích, nhân vật đầu tiên xuất hiện trong tâm trí tôi chính là Thánh Gióng.
- Trong sinh hoạt gia đình: Cha mẹ tôi thường kể cho tôi nghe những câu chuyện truyền thuyết và cổ tích Việt Nam trong các bữa ăn gia đình. Một trong những câu chuyện tôi ấn tượng nhất chính là câu chuyện Thánh Gióng mà mẹ kể tối hôm qua.
Sau đó, bạn có thể dẫn dắt vào câu chuyện:
Câu chuyện diễn ra từ thời Hùng Vương thứ 6, tại làng Gióng, khi có một cặp vợ chồng già sống hiền lành nhưng chưa có con. Một ngày nọ, bà vợ tình cờ bước chân vào dấu chân khổng lồ trên nền đất, và sau đó mang thai. Kỳ lạ thay, bà mang thai đến 12 tháng mới sinh ra một cậu bé khôi ngô, nhưng cậu bé không cười, không nói và cũng không đi được. Đến năm lên ba, khi đất nước lâm nguy vì giặc Ân xâm lược, cậu bé bỗng thốt ra lời đầu tiên: “Mẹ mời sứ giả vào đây.” Khi sứ giả đến, cậu bé yêu cầu nhà vua chuẩn bị ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt để cậu có thể đánh bại giặc. Điều kỳ diệu là cậu lớn nhanh như thổi, ăn bao nhiêu cũng không no. Sau khi nhận được vũ khí, cậu vùng dậy trở thành tráng sĩ, cưỡi ngựa sắt và đánh tan quân xâm lược bằng cả roi sắt và những bụi tre bên đường. Sau khi chiến thắng, tráng sĩ bay lên trời, trở thành huyền thoại được nhân dân thờ phụng tại làng Gióng.
- Kết thúc câu chuyện hoặc mở rộng thêm:
- Ý nghĩa truyền thuyết: Truyền thuyết Thánh Gióng là biểu tượng cho tinh thần yêu nước, lòng dũng cảm và ước mơ về người anh hùng bảo vệ đất nước của dân tộc ta.
- Kết lại hoàn cảnh mở câu chuyện: Sau chuyến tham quan, hình ảnh Thánh Gióng vẫn mãi in sâu trong tâm trí tôi. Hay như sau bữa cơm, tôi đã tìm hiểu thêm về truyền thuyết này trên mạng và càng thêm yêu quý lịch sử dân tộc.
- Bài học bản thân: Từ câu chuyện Thánh Gióng, tôi hiểu rõ hơn về trách nhiệm bảo vệ Tổ quốc và tự nhắc nhở bản thân phải không ngừng học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng đất nước.
Sau khi nói kể lại một truyền thuyết
Cần có những trao đổi về bài nói dựa trên các gợi ý sau:
Người nghe:
- Có thể yêu cầu người nói làm rõ thêm những chi tiết về sự kiện hoặc các diễn biến trong câu chuyện mà bạn cảm thấy chưa rõ ràng.
- Đưa ra nhận xét về cách sử dụng từ ngữ, giọng điệu và mức độ chính xác của nội dung so với truyền thuyết gốc.
Người nói:
- Tiếp nhận các câu hỏi từ người nghe và giải thích rõ ràng những chi tiết chưa được trình bày kỹ trong bài nói.
- Lắng nghe nhận xét về bài kể, đặc biệt là về từ ngữ, giọng kể và nội dung.
- Bổ sung hoặc làm rõ thêm chi tiết nếu cần thiết, đảm bảo bài kể đầy đủ và chính xác.
- Cuối cùng, trao đổi lại các ý kiến nhận xét, cảm ơn người nghe và tiếp thu các góp ý để cải thiện cho bài nói lần sau.
Xem thêm>>> Soạn văn 6: Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện trang 19 -KNTT